UBS: Việt Nam quá lôi cuốn để có thể bỏ qua

UBS: Việt Nam quá lôi cuốn để có thể bỏ qua

Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Trong kịch bản tốt nhất, ngân hàng cho rằng tăng trưởng GDP thực của Việt Nam thậm chí có thể đạt 7,2% trung bình trong nửa thập kỷ tiếp theo. Trong báo cáo đầu tiên đánh giá về triển vọng kinh tế Việt Nam 2018, ngân hàng Thụy Sĩ UBS cho rằng Việt Nam đang phát triển rất nhanh. Trong nửa cuối năm ngoái GDP Việt Nam tăng 7,5%, nhanh nhất trong hơn một thập kỷ và mạnh nhất ở châu Á. Tuy nhiên, khác với những lần “quá nóng” trong quá khứ, quá trình tăng tốc hiện nay xảy ra khi lạm phát vẫn ở mức thấp, UBS lưu ý. Cùng với lượng FDI cao kỷ lục, giao dịch thương mại lớn và thặng dư tài khoản vãng lai, lần bật lại này của nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là “khỏe mạnh”. Tăng trưởng kinh tế được dẫn dắt bởi cải cách vượt bậc, từ tự do hóa thương mại đến tiến trình thoái vốn ở các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Chỉ số VN-Index tăng 45% trong 2017, xếp thứ 2 trên thế giới.

Lượng FDI ấn tượng năm ngoái báo hiệu dòng tiền đầu tư mạnh mẽ trong 2018 (Nguồn: UBS).

Tăng trưởng có bền vững?Tăng trưởng kinh tế Việt Nam được đánh giá là mạnh mẽ. Năm ngoái GDP tăng 6,8%, tín hiệu vui mới nhất sau 3 thập kỷ tăng trưởng không ngừng. Từ 1990, nền kinh tế tăng trưởng trung bình 6,8% hàng năm, nhanh nhất trên thế giới (không tính Trung Quốc).Tuy nhiên theo đánh giá của UBS vốn và lực lượng lao động, động lực tăng trưởng chính trong 3 thập kỷ qua, đều đang giảm sút.

Tăng trưởng dân số trong độ tuổi lao động đang chậm lại (Nguồn: UBS).

Tỷ lệ đầu tư/GDP cũng nhỏ hơn (Nguồn: UBS).

Tuy nhiên, một loạt cải cách từ phía Chính phủ và các xu hướng tích cực từ thị trường có vẻ sẽ thay thế dẫn dắt nền kinh tế.

  • Loại bỏ rào cản thương mại quốc tế từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã đàm phán 7 hiệp định song và đa phương, gần đây nhất là thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).• Thoái vốn DNNN: số DNNN giảm từ 6.000 trong 2011 xuống 700 trong 2016. Cuối tháng 12/2017 quá trình bán phần lớn cổ phần Sabeco thu về 4,8 tỷ USD vừa hoàn tất.• Nới lỏng quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện: nỗ lực lớn nhất để tự do hóa nền kinh tế được đưa ra vào năm 2015 khi Chính phủ giảm số lĩnh vực cấm công ty tư nhân tham gia từ trên 50 xuống còn 6. Cùng lúc đó nhiều quy định cũng được nới lỏng trong 100 ngành khác.

Nền kinh tế có đang “quá nóng”?Trong 10 năm qua, một số đợt tăng trưởng tín dụng nóng từng làm kinh tế vĩ mô chao đảo. Việt Nam đã chứng kiến 2 lần lạm phát cao với CPI đạt đỉnh 28,5% trong 2008 và 23% trong 2011, đè nặng lên tâm lý thị trường và khiến tiền đồng rớt giá. Dù đây có thể bắt nguồn từ các cú sốc bên ngoài, tình hình tồi tệ hơn là do chính sách vĩ mô lỏng lẻo.

Lượng tín dụng vào nền kinh tế vẫn mạnh (Nguồn: UBS).

Bức tranh hiện tại có phần khác biệt. Tăng trưởng mạnh mẽ nhưng nền kinh tế không chịu quá nhiều những vấn đề như trước vì vậy UBS đánh giá Việt Nam không “quá nóng”, và rất ít khả năng gặp khủng hoảng lạm phát như lần trước.Nợ có phải là vấn đề?Mức độ nợ hiện nay không cho thấy ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng. Nhiều nền kinh tế khác cũng từng trải qua giai đoạn tăng trưởng nhanh với mức nợ tương tự mà không gặp phải khủng hoảng.

Nợ Chính phủ ở Việt Nam vẫn ở mức hợp lý khi so với các quốc gia khác (Nguồn: UBS).

Tuy nhiên, tốc độ nợ tăng vẫn đang khá nhanh và áp lực trả nợ có thể vượt cả lợi ích đòn bẩy. UBS nhấn mạnh rằng nhà đầu tư cần theo dõi tình trạng vượt trần nợ công, đặc biệt là lạm phát và mức độ cân bằng tài khoản vãng lai, để đánh giá xem nền kinh tế sắp đi vào chu kỳ trả nợ hay chưa.Dự báo tích cựcUBS dự báo tăng trưởng GDP thực của Việt Nam sẽ đạt 6,8% trong năm nay và tiến đến 7% trong 2019 khi tiến trình thoái vốn DNNN tiếp tục đạt kết quả tốt. Tăng trưởng kinh tế sẽ được củng cố bởi mục tiêu tăng trưởng tín dụng của Chính phủ 17% trong năm 2018.

3 kịch bản tăng trưởng do UBS đưa ra (Nguồn: UBS).

Trong kịch bản tốt nhất, ngân hàng cho rằng tăng trưởng GDP thực thậm chí có thể đạt 7,2% trung bình trong nửa thập kỷ tiếp theo. Kết quả này sẽ đạt được khi Chính phủ thành công trong việc bán cổ phần tại một số lượng lớn DNNN và trao quyền kiểm soát cho tư nhân.Theo ndh.vn