Chính thức áp dụng biện pháp thuế tự vệ đối với phân bón DAP và MAP nhập khẩu từ 19/8

Áp dụng biện pháp thuế tự vệ phân bón

Chính thức áp dụng biện pháp thuế tự vệ đối với phân bón DAP và MAP nhập khẩu từ 19/8

(NDH) Mới đây, Bộ Công Thương ban hành Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam.Theo đó, ngày 13/04/2017, Cục Quản lý cạnh tranh (Cơ quan điều tra) nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm phân bón DAP nhập khẩu từ các quốc gia/ vùng lãnh thổ vào Việt Nam, với cáo buộc việc gia tăng hàng hóa nhập khẩu đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước. nNgày 12/5//2017, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1682A/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm phân bón nhập khẩu vào Việt Nam. nĐược biết, hai đơn vị yêu cầu là Công ty cổ phần DAP – Vinachem và Công ty cổ phần DAP số 2 – Vinachem, hai công ty phân bón lỗ nặng của Vinachem. Ngoài ra, Bộ Công thương còn lấy câu trả lời từ CTCP Hóa chất Đức Giang. nHàng hóa bị điều tra là các loại phân bón vô cơ phức hợp hoặc hỗn hợp có thành phần chính là Đạm (Ni-tơ) và Lân P2O5, trong đó lượng Ni-tơ chiếm ít nhất 7% và lượng P2O5 chiếm ít nhất 30%. Việc bổ sung hoặc trộn thêm các nguyên tốt khác như Ma-giê (MG), Can-xi (CA), Lưu huỳnh (S), KA-li (K)… hoặc các nguyên tố vi lượng khác không làm thay đổi về bản chất đặc điểm lý và hóa học cũng như mục đích và đối tượng sử dụng của sản phẩm. Các hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra có mã HS là 3105.10.90; 3105.30.00; 3105.40.00; 3105.51.00; 3105.59.00; 3105.90.00. nCăn cứ theo số liệu nhập khẩu phân bón DAP và MAP và số liệu về thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra xác định có sự gia tăng tương đối giữa phân bón DAP, MAP nhập khẩu vào Việt Nam so với ngành sản xuất trong nước. nCân đối cung cầu phân DAP/MAP (đơn vị: nghìn tấn)Năm 2016, sản lượng sản xuất của ngành giảm gần 47% so với năm 2015, trong khi lượng nhập khẩu chỉ giảm 11,6% từ 1,2 triệu tấn năm 2015 xuống khoảng gần 1,1 triệu tấn năm 2016. Như vậy trong năm 2016 mức gia tăng tương đối giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước là 35,4%. Điều này là do tình trạng tồn kho tăng cao của các nhà máy sản xuất DAP và MAP của Trung Quốc cùng với tình trạng hạn hán, ngập mặn ở khu vực Nam Bộ, dẫn đến nông dân cắt giảm nhu cầu trồng trọt và sử dụng phân bón. Trước tình trạng đó, lượng hàng hóa sản xuất trong nước giảm sâu tới 4 lần so với lượng suy giảm của hàng hóa nhập khẩu. nTrong năm 2016, giá bán của hàng hóa nhập khẩu giảm 17% mặc dù chi phí nhập khẩu tăng 30% điều này gây áp lực cạnh tranh buộc hàng hóa sản xuất trong nước phải giảm giá theo (mức giảm khoảng 21%) mặc dù giá thành sản phẩm tăng 15,83%. nTrên cơ sở kết luận điều tra sơ bộ của vụ việc, ngày 04 tháng 8 năm 2017, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3044/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP có mã HS: 3105.10.20; 3105.10.90; 3105.20.00; 3105.30.00; 3105.40.00; 3105.51.00; 3105.59.00; 3105.90.00. nCăn cứ theo Quyết định này, mức thuế tự vệ tạm thời là 1.855.790 VND/tấn và bắt đầu có hiệu lực chính thức từ ngày 19 tháng 8 năm 2017. nBiện pháp thuế tự vệ tạm thời có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương ban hành Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, từc là từ ngày 19/8/2017 và kéo dài không quá 200 ngày.Biện pháp tự vệ tạm thời sẽ chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau ngày 6/3/2018 hoặc Bộ Công Thương ban hành Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức. nCăn cứ khoản 7 điều 20 của Pháp lệnh số 42/2002, trong trường hợp Quyết định cuối cùng của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho thấy việc thi hành biện pháp thuế tự vệ tạm thời không cần thiết hoặc mức thuế tự vệ cuối cùng thấp hơn mức thế tự vệ tạm thời đã dụng thì khoản chệnh lệch thuế đó sẽ được hoàn trả cho người nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.”

Nguồn: Đức Quỳnh (NDH)