PCC1 trước ngày niêm yết: Mục tiêu 400 triệu USD doanh thu năm 2020

PCC1 trước ngày niêm yết: Mục tiêu 400 triệu USD doanh thu năm 2020

“Mục tiêu đến năm 2020, PCC1 sẽ đạt doanh thu 400 triệu USD”, Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xây Lắp Điện I (PCC1) đã chia sẻ trong cuộc gặp gỡ nhà đầu tư vừa diễn ra tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE). nHơn 75 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Xây Lắp Điện I (HOSE: PC1) sẽ được chính thức giao dịch trên sàn HOSE vào ngày 16/11 tới đây với mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 36.000 đồng/cổ phiếu. nPC1 hiện có vốn điều lệ của 753 tỷ đồng. Dragon Capital đã trở thành cổ đông chiến lược của Công ty Xây lắp Điện 1 (PCC1) sau khi mua 11,48 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ (tương đương tỉ lệ sở hữu hơn 15% cổ phần). nThành lập năm 1963, đến năm 2005, PC1 chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần. Năm 2009, PC1 triển khai mô hình tổng thầu EPC, xuất khẩu và đạt doanh thu 1000 tỷ đồng. Năm 2014, PC1 đạt doanh thu 150 triệu USD, và không còn vốn nhà nước. nHoạt động chính mang lại 2/3 giá trị doanh thu và lợi nhuận của PC1 là xây lắp và lắp máy công trình. PC1 hiện đang là thầu lớn nhất, chiếm đến 31% thị phần xây lắp. Ông Tuấn cho biết PC1 là nhà thầu EPC thi công các công trình 500KV. Các công trình quy mô lớn mà PCC1 từng làm như dự án trạm biến áp Siêu cáp áp đến 500 KV; Dự án Trạm biến Áp 220KV GIS Tây Hồ, các dự đường dây siêu cao áp KV; Đường dây cao cáp ngầm cao áp 220 KV; Dự án cáp ngầm Metro Tp.HCM cũng sắp được hoàn thành. n“Chúng tôi đã vượt qua họ về cả công nghệ, khách hàng và chất lượng”, ông Tuấn nói về lợi thế cạnh tranh lớn nhất của PC1 so với các doanh nghiệp khác trong ngành. nVề khối sản xuất công nghiệp, PC1 đang đầu tư máy móc hiện đại từ Nhật, Mỹ…để nâng cao năng lực sản xuất vượt trội. Ông Tuấn cũng cho rằng, PC1 có năng lực thiết kế, chế tạo cột lưới đến 750 KV, cột đơn thân 220KV lớn nhất Việt Nam. nVề đầu tư năng lượng, PC1 đang đầu tư thực hiện 4 dự án. Đã có 2 dự án chuẩn bị đưa vào phát điện. Trong đó Trung Thu đưa vào hoạt động 10/11/2016 có công suất 30MW. Dự án Bảo Lâm 1 (30MW) cũng đưa vào đầu tháng 11/2016. nNgoài ra, PC1 cũng là doanh nghiệp có hoạt động đầu tư bất động sản. Ông Tuấn cho biết chiến lược đầu tư bất động sản của PCC1 là các dự án của PCC1 nằm trong phân khúc trung cấp, thanh khoản cao. n”3 dự án của PCC1 đã triển khai, bán hàng thành công là PCC1 Nàng Hương (2009), PCC1 Mỹ Đình Plaza (2013), PCC1 Hà Đông (2015). Hiện tại, PCC1 đang triển khai dự án Mỹ Đình 2, dự kiến hoàn thành vào quý II/2018 và dự án Thanh Xuân, dự kiến hoàn thành vào quý I/2019″, ông Tuấn cho biết. n

PCC1 dự kiến tiếp tục đầu tư vào bất động sản trong 10 năm tới

Mục tiêu 400 triệu USD doanh thuDựa theo những dự báo về tiềm năng phát trển của truyền tải điện còn rất lớn, dự kiến đến năm 2025 công suất điện có thể gấp 3 lần so với hiện tại. nÔng Tuấn cho biết: “Năm 2016, PC1 đưa ra chiến lược hoạt động với mục tiêu doanh thu 400 triệu USD vào năm 2020”. nTheo phân tích của đơn vị tư vấn phát hành CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), năm 2018 PC1 sẽ có sự bùng nổ về lợi nhuận khi mà các dự án BDS đưa vào kinh doanh. Dựa theo mức P/E khoảng 10 lần, VCSC cho rằng mức giá hợp lý của PC1 thời điểm hiện tại là 52.100 đồng/cổ phiếu. nDù vậy, nhà đầu tư vẫn có những dấu hỏi về khả năng thực hiện mục tiêu của PC1. Trong đó, những lo ngại về các công trình thi công bị chậm tiến độ hoặc trễ hạn thanh toán khi mà ngân sách cho đầu tư công bị cắt giảm. Nhiều nhà đầu tư cũng lo ngại về các khoản phải thu lớn của PC1. nĐiều này theo Ông Tuấn cho biết, có những năm EVN khó khăn thì giá bán cho EVN rất thấp. Nhưng những năm gần đây, EVN đã có hoạt động ổn định hơn. Đồng thời, các định chế tài chính lớn vẫn đang khuyến khích cho vay đầu tư vào ngành điện, do đó khả năng đầu tư vào ngành điện là không thiếu vốn. Riêng các khoản phải thu của EVN, việc thu hồi không phải là quá rủi ro, mà chỉ có thể chậm. nNgoài ra, nhà đầu tư cũng quan ngại về các hoạt động của công ty liên kết, cụ thể là khoản đầu tư 25% vốn của PC1 vào Công ty gang thép Cao bằng (Công ty con của tập đoàn Vinacomin). Ông Tuấn cho biết dự án bắt đầu chạy vào năm 2016, kế hoạch đang lỗ 3 năm đầu nhưng hiện mức lỗ đã cao hơn so với kế hoạch. n“Vấn đề ở đây là do quản lý kém. Chúng tôi đánh giá công ty này có thể hoạt động tốt nếu như điều hành quản lý tốt. Điều kiện khai thác khá dễ dàng, sản phẩm đầu ra hiện nay cũng tốt, giá bán phôi thép khoảng 9,3 triệu và 8,5 triệu/tấn”, Ông Tuấn chia sẻ tại buổi đối thoại. n  nTheo ndh.vn