Ông Trần Đình Long: “Hòa Phát sẽ có tầm vóc mới vào năm 2020, doanh thu lên đến 100.000 tỷ đồng”
“Ông lớn” của ngành thép đặt mục tiêu sản lượng tiêu thụ thép đạt 6 triệu tấn vào năm 2021.
Theo thông tin từ CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG), trong vòng 3 năm nữa, tức năm 2020, Hòa Phát có kế hoạch nâng doanh thu lên con số 100.327 tỷ đồng – tăng gần 200% so với năm 2016. Trong đó, doanh thu từ thép xây dựng khoảng 63.500 tỷ đồng – chiếm 63%. nNgoài ra, doanh thu từ ống thép dự kiến khoảng 18.500 tỷ đồng và doanh thu từ nông nghiệp cũng vươn lên con số 13.600 tỷ đồng. nKế hoạch này được đặt ra dựa trên mức sản lượng thép (thép cuộn cán nóng, thép xây dựng, thép chất lượng cao) tiêu thụ dự kiến là 5,4 triệu. Sau năm này, Hòa Phát đặt mục tiêu tăng sản lượng thép tiêu thụ lên tới 6 triệu tấn. nNăm 2016 là năm tiêu thụ thép kỷ lục của Hòa Phát, đạt 1,8 triệu tấn – chiếm 22,2% thị phần cả nước. Sản lượng tiêu thụ ống thép đạt ¼ tổng lượng tiêu thụ toàn quốc, tương đương 25% thị phần, tiếp tục củng cố vị trí số 1 trên thị trường ống thép Việt Nam. nNhư vậy, con số tiêu thụ thép kế hoạch năm 2020 gấp 3 lần kỷ lục vừa lập được, điều đó có nghĩa là Dự án thép ở Dung Quất đóng vai trò rất lớn. nBản công bố thông tin mới đây cho biết, Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất với công suất 4 triệu tấn/năm sẽ hoàn thành vào năm 2019, sản phẩm chủ yếu là thép xây dựng, thép cuộn chất lượng cao và thép cuộn cán nóng. Nhà máy sẽ sử dụng công nghệ lò cao khép kín, ưu việt hơn mô hình Hòa Phát đã triển khai thành công tại tỉnh Hải Dương. Thép cuộn cán nóng sẽ là nguyên liệu đầu vào của các nhà máy ống thép và tôn mạ. VietinBank đã cam kết cung cấp nguồn vốn cho Công ty CP Hòa Phát Dung Quất với giá trị hạn mức 10.000 tỷ đồng, kéo dài trong 7 năm, lãi suất ưu đãi. nTheo ông Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát, đối với những nước đang trong giai đoạn “công nghiệp mới” như Việt Nam thì thép là ngành xương sống và nằm trong xu hướng đi lên. Tốc độ tăng trưởng sản lượng của ngành này, theo ông Long dự báo là khoảng 15%/năm. nNăm 2016, tổng sản lượng tiêu thụ toàn thị trường khoảng 8,2 triệu tấn. Như vậy, đến năm 2020, Hòa Phát vẫn giữ thị phần ở mức 22- 25% thì sản lượng 5,4 triệu tấn là con số thậm chí có phần thận trọng – ông Long đánh giá. n”Với con số doanh thu cao gấp gần 3 lần năm nay, lên đến 100.000 tỷ đồng, Hòa Phát sẽ có tầm vóc mới vào năm 2020.” – Ông Trần Đình Long nói. nĐể phục vụ nhu cầu vốn đầu tư cho dự án tại Dung Quất, Hòa Phát đã trình kế hoạch trả cổ tức với tỷ lệ 50% bằng cổ phiếu, thời gian thực hiện trong quý 1 – quý 2/2017. Sau khi phát hành cổ phiếu trả cổ tức, Hòa Phát sẽ chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10:2, tương ứng lượng chào bán 250 triệu cổ phiếu. nHĐQT Hòa Phát cam kết sẽ phân phối hết toàn bộ số cổ phiếu lẻ phát sinh, số cổ phiếu cổ đông không thực hiện quyền mua hay mua không hết với giá không thấp hơn giá chào bán cho cổ đông hiện hữu. Số tiền tối thiểu thu được từ đợt phát hành không dưới 4.000 tỷ đồng. nÔng Trần Đình Long nói: “Vì muốn thực hiện chiến lược tăng tốc nên chúng tôi mới phát hành cổ phiếu. Nếu chia dự án thành 2 giai đoạn thì Hòa Phát cũng không cần phát hành, nhưng lần này chúng tôi muốn làm luôn. Đây cũng là lần đầu tiên Hòa Phát chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu kể từ khi niêm yết đến giờ.” nNăm 2016, Hòa Phát đạt doanh thu 33.885 tỷ đồng và 6.606 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 34% và 89% so với năm 2015. Tổng tài sản của Hòa Phát tại thời điểm cuối năm 2016 là 33.227 tỷ đồng. nTheo Trí Thức Trẻ