BIDV được định giá là thương hiệu ngân hàng đắt giá nhất Việt Nam
Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) đã thay thế vị trí của Wells Fargo để trở thành ngân hàng đứng vị trí thứ 1 thế giới. Riêng Việt Nam có 3 ngân hàng là BIDV, VietinBank, Vietcombank lọt top 500 thương hiệu đắt giá nhất.Ngày 01/02/2017, Công ty Tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance đã công bố kết quả định giá các ngân hàng toàn cầu năm 2017. nTheo đó, Việt nam có 3 ngân hàng thương mại được lọt vào Top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới năm 2017. nBIDV được định giá là thương hiệu ngân hàng đứng đầu Việt Nam, xếp thứ 26 trong các ngân hàng ASEAN; đứng thứ 401 trong các Ngân hàng toàn cầu, tăng 12 bậc so với năm 2016. nĐồng thời BIDV đã vượt qua Vietcombank và Vietinbank trở thành thương hiệu có giá trị lớn nhất trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam và top 30 Đông Nam Á. nGiá trị thương hiệu của BIDV được định ở mức 255 triệu USD, tăng 37 triệu USD tức 17% so với năm 2016. nVietinBank xếp hạng thứ 408 với giá trị thương hiệu 252 triệu USD (năm 2016 xếp thứ 379) trong khi thương hiệu của Vietcombank xếp thứ 461 với 201 triệu USD (năm 2016 xếp thứ 450). nTrong danh sách 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới năm 2017, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) đã thay thế vị trí của Wells Fargo để trở thành ngân hàng đứng vị trí thứ 1 thế giới. nĐồng thời Trung Quốc lần đầu tiên vượt Mỹ trở thành quốc gia có vị trí thứ nhất về tổng giá trị thương hiệu các ngân hàng trong số 500 ngân hàng hàng đầu thế giới. nBrand Finance được đánh giá là hãng tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, được thành lập năm 1996, hiện có trụ sở chính tại London và văn phòng đại diện trên 35 quốc gia. nPhương pháp định giá thương hiệu của Brand Finance là phương pháp duy nhất được chấp nhận bởi các cơ quan thuế và cơ quan quản lý có quy mô và uy tín quốc tế bao gồm IRS, HMRC và ATO. Hãng cũng là một trong số ít các công ty được chứng nhận để cung cấp định giá thương hiệu phù hợp với tiêu chuẩn ISO 10.668 – các tiêu chuẩn toàn cầu về định giá thương hiệu. nCác mức xếp hạng của Brand Finance dựa trên thang điểm sức khoẻ thương hiệu. Theo đó, sức khoẻ, nguy cơ và tiềm năng tương lai của một thương hiệu được so sánh trong tương quan với các đối thủ trên một thang từ D tới AAA. Về mặt khái niệm, mức xếp hạng này tương tự như mức xếp hạng tín dụng. Trong đó AAA+ là rất mạnh, AA là mạnh, A là khá mạnh…DDD-D là rất yếu. nNăm 2016, theo báo cáo tài chính đã công bố, BIDV có lợi nhuận trước thuế đạt 7.734 tỷ đồng và sau thuế là 6.248 tỷ đồng. nVề bản chất, lợi nhuận thuần trước trích lập dự phòng rủi ro của BIDV trong năm 2016 lên tới 17 nghìn tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm 2015. Tuy nhiên, do BIDV tăng mạnh tỷ lệ trích lập dự phòng 63% so với cùng kỳ dẫn đến sự suy giảm về lợi nhuận sau cùng. Điều này là do ngân hàng phải “gánh” nợ cho MHB sau thương vụ sáp nhập cách đây hơn 1 năm. nKết thúc năm 2016, tổng tài sản của BIDV đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 18,3%. Cho vay khách hàng đạt 723 nghìn tỷ, tăng 20,9%. Tiền gửi của khách hàng đạt 726 nghìn tỷ đồng, tăng 28,7% so với năm 2015. Các chỉ số này đều đứng đầu trong hệ thống ngân hàng. nTheo Trí thức trẻ