Đầu Tư 101: Chuẩn Bị Cho Những Mâu Thuẫn Trong Đầu Tư (Bài 4)

Đầu Tư 101: Chuẩn Bị Cho Những Mâu Thuẫn Trong Đầu Tư (Bài 4)

Một quy tắc quan trọng trong đầu tư là không có quy luật nào là bất biến, cũng như không có một cách thức nào là chuẩn xác nhất để bắt đầu đầu tư cả. Hơn nữa, trong vô vàn những phong cách và chiến lược đầu tư khác nhau, hai cách tiếp cận đối lập cũng có thể đông thời thành công.Một quy tắc quan trọng trong đầu tư là không có quy luật nào là bất biến, cũng như không có một cách thức nào là chuẩn xác nhất để bắt đầu đầu tư cả. Hơn nữa, trong vô vàn những phong cách và chiến lược đầu tư khác nhau, hai cách tiếp cận đối lập cũng có thể đông thời thành công. nMột lời giải thích cho sự hiện diện của những mâu thuẫn trong đầu tư là kinh tế học và tài chính học là những môn khoa học xã hội (hay còn gọi là khoa học mềm). Trong khoa học cứng, như vật lý hay hoá học, có những cách đo đạc chính xác và những quy luật đã được chứng minh có thể được áp dụng lặp đi lặp lại hết lần này tới lần khác trong các thí nghiệm. Trong lĩnh vực khoa học xã hội, không thể “chứng minh” bất cứ điều gì. Người ta có thể phát triển các lý thuyết và mô hình về cách mà nền kinh tế hoạt động, nhưng họ không thể đặt một nền kinh tế trong một phòng thí nghiệm và thí nghiệm trên đó. nTrên thực tế, con người, chủ thể chính của các nghiên cứu về khoa học xã hội, đều có tính không đáng tin cậy và không thể đoán trước. Cũng như rất khó cho một nhà tâm lý học có thể dự đoán chắc chắn 100% làm thế nào mà tâm trí một người sẽ phản ứng với một hoàn cảnh cụ thể, sẽ rất khó cho một nhà phân tích tài chính có thể dự đoán chắc chắn 100% thị trường (bao gồm rất nhiều người) sẽ phản ứng như thế nào trước tin tức về một công ty. Con người có cảm xúc, và chúng ta càng muốn nghĩ rằng mình là người lý trí, thì phần lớn thời gian, hành động của chúng ta lại chứng minh điều ngược lại. nCác nhà kinh tế, các viện nghiên cứu, các nhà phân tích nghiên cứu, nhà quản lý quỹ và các nhà đầu tư cá nhân thường có những lý thuyết khác nhau và thậm chí trái ngược nhau về lý do vận động của thị trường. Hãy nhớ rằng những lý thuyết này chẳng là gì hơn là những ý kiến. Một số ý kiến ​​có thể tốt hơn những ý kiến khác, nhưng cuối cùng, thì đó vẫn chỉ là những ý kiến. nVí dụ sau đây về việc mâu thuẫn diễn ra trên các thị trường như thế nào: nSally tin rằng chìa khóa để đầu tư là mua các công ty nhỏ đang trên đà trưởng cao. Do đó, Sally luôn tìm kiếm những công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất, và thường đầu tư vào các công ty công nghệ và công nghệ sinh học, mà đôi khi thậm chí không tạo ra lợi nhuận. Sally không bận tâm tới điều này vì đây là những công ty có tiềm năng lớn. nJohn lại không sẵn sàng chi tiền vào những gì anh thấy chưa được kiểm chứng. Anh thích nghiên cứu các công ty có đầy đủ hồ sơ giấy tờ vững chắc và anh tin rằng chìa khóa để đầu tư là mua các công ty tốt được bán với giá “rẻ”. Việc đầu tư lý tưởng cho John là một công ty trưởng thành và trả nhiều cổ tức, và anh cho rằng một đội ngũ quản lý tốt là những người sẽ tiếp tục cung cấp lợi nhuận cho các cổ đông trong những năm tiếp theo. nVậy, ai đúng?Câu trả lời là chẳng có ai. Cả Sally và John đều có những chiến lược đầu tư hoàn toàn khác nhau, nhưng không có lý do để họ không thể cùng đồng thời thành công. Có rất nhiều những công ty ổn định ngoài kia cho John, cũng như luôn có những doanh nhân tạo ra các công ty mới thu hút Sally. Các phương pháp tiếp cận chúng tôi mô tả ở đây là hai trong số những chiến lược đầu tư phổ biến nhất. Trong ngôn ngữ của giới đầu tư, Sally là nhà đầu tư tăng trưởng (growth investor), còn John là nhà đầu tư giá trị (value investor). nMặc dù các lý thuyết có vẻ mâu thuẫn nhau, mỗi chiến lược lại có giá trị riêng của nó và có thể có những khía cạnh phù hợp với từng nhà đầu tư nhất định. Quan trọng là bạn phải được thông báo đủ thông tin và phân tích những gì bạn nghe được. Sau đó, bạn có thể quyết định xem những lý thuyết nào là phù hợp với tính cách đầu tư của bạn. nNguồn : Theo Saga.vn n