Dòng tiền “cuồn cuộn” đổ vào thị trường, VN-Index bứt phá gần 5 điểm trong phiên đầu tuần

Dòng tiền “cuồn cuộn” đổ vào thị trường, VN-Index bứt phá gần 5 điểm trong phiên đầu tuần

Nhóm cổ phiếu chứng khoán có phiên giao dịch bùng nổ với hàng loạt mã tăng mạnh như BVS, CTS, HCM, SSI, SHS, VDS, VND, VCI…trong đó không ít mã tăng trần.

Càng về cuối phiên, diễn biến thị trường càng trở nên sôi động khi dòng tiền tiếp tục “nhập cuộc” giúp các chỉ số nới rộng đà tăng. Nhóm Bluechips giao dịch khá tích cực với nhiều mã tăng như FPT, GAS, MSN, REE, PNJ, VRE, VHM…Bên cạnh đó, các cổ phiếu ngân hàng vẫn là điểm đến của dòng tiền với hàng loạt mã tăng mạnh như ACB, CTG, STB, VPB, HDB, TPB…giúp sắc xanh thị trường được củng cố vững chắc.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán có phiên giao dịch bùng nổ với hàng loạt mã tăng mạnh như BVS, CTS, HCM, SSI, SHS, VDS, VND, VCI…trong đó không ít mã tăng trần.

Bên cạnh đó, đà tăng cũng lan tỏa ra nhiều nhóm ngành khác như bất động sản, xây dựng, khu công nghiệp, dầu khí…

Cổ phiếu AAA có phiên giao dịch khá tích cực khi tăng 2,5% lên 12.450 đồng với khối lượng khớp lệnh 4,5 triệu đơn vị. Trong tháng 7/2020, AAA đã phát hành thành công 40 triệu cổ phiếu tại giá 14.000 đồng/cp nhằm thực hiện 4.000 chứng quyền phát hành năm 2018, thu về 560 tỷ đồng. Một phần số tiền thu được sẽ được dùng để tái cơ cấu các khoản nợ của Công ty.

AAA đang xây dựng nhà máy số 8, chuyên sản xuất sản phẩm bao bì sinh học phân hủy hoàn toàn. Dự án nhà máy số 8 đang được triển khai song chậm lại để chờ nguyên liệu do chính Tập đoàn An Phát holdings sản xuất. Dự kiến nhá máy số 8 có công suất 9,600 tấn/năm, giúp tăng sản lượng sản xuất của công ty thêm 9%.

AAA đã hoàn tất tăng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Bao bì An Vinh (AVP) lên 56,51% và kết quả kinh doanh của An Vinh sẽ được hợp nhất vào AAA từ quý 3 năm nay. AAA đã hoàn tất tăng tỷ lệ sở hữu tại AVP lên 56,51%, như vậy kết quả kinh doanh của An Vinh sẽ được hợp nhất vào AAA từ tháng 7/2020.

Trong khi đó, KCN An Phát Complex của AAA sẽ thực hiện bán/cho thuê toàn bộ 18ha đất và 4ha nhà xưởng còn lại của KCN, đóng góp lớn cho doanh thu, lợi nhuận của AAA trong nửa cuối năm 2020. Mảng Khu công nghiệp dự kiến đen lại doanh thu trung bình 600-700 tỷ/năm và LNST trung bình 180 tỷ/năm cho AAA.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 4,77 điểm (0,52%) lên 914,68 điểm; HNX-Index tăng 1,69% lên 137,19 điểm và UPCom-Index tăng 0,74% lên 62,81 điểm. Thanh khoản toàn thị trường duy trì ở mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn gần 9.000 tỷ đồng.

Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi họ tiếp tục bán ròng hơn 170 tỷ đồng, lực bán tập trung vào VNM, DIG, SBT…

=================================

Phiên sáng diễn ra khá tích cực với đà tăng duy trì xuyên suốt thời gian giao dịch. Nhóm ngân hàng hiện là tâm điểm thu hút dòng tiền với nhiều mã tăng tốt như ACB, CTG, VPB, VIB, HDB…Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng giao dịch khá tích cực với BSI, HCM, MBS, SHS, SSI, VDS, VIX, VND, VCI…tăng điểm và không ít mã trong đó tăng trần.

Dòng tiền cũng lan tỏa ra nhóm bất động sản, xây dựng giúp nhiều mã tăng điểm như DIG, DXG, DRH, FCN, HUT, IJC, KDH, LDG, SJS, NLG…Ngay cả các cổ phiếu “họ FLC” cũng dậy sóng, thậm chí FLC tăng kịch trần.

Nhóm cổ phiếu Khu công nghiệp cũng giao dịch tương đối sôi động với nhiều mã tăng như NTC, PHR, SZL, D2D, SIP, BAX, SZE…

Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 2,21 điểm (0,24%) lên 912,12 điểm; HNX-Index tăng 0,64% lên 135,77 điểm và UPCom-Index tăng 0,37% lên 62,58 điểm. Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 4.800 tỷ đồng.

Về giao dịch khối ngoại, họ mua ròng 13 tỷ đồng trên HoSE, lực mua tập trung vào FUEVFVND, HPG, HSG, VPB…

======================================

Sau phiên biến động mạnh cuối tuần trước bởi thông tin Tổng thống Mỹ D.Trump dương tính với Covid-19, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lấy lại sắc xanh trong sáng giao dịch đầu tuần và thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Chỉ số VN-Index tăng điểm ngay từ những phút mở cửa với đà tăng lan tỏa nhiều nhóm ngành. Với nhóm Bluechips, FPT, GAS, HPG, MSN, REE, VNM, SAB, MWG,…cùng các cổ phiếu ngân hàng ACB, CTG, EIB, SHB, VCB, VPB, TPB…đồng loạt tăng mạnh là và động lực chính giúp thị trường bứt phá.

Nhóm bất động sản, xây dựng cũng thu hút dòng tiền khá tốt với nhiều mã tăng như DXG, DIG, FCN, HBC, IJC, NLG, PC1…trong đó DIG dư mua trần hơn 2 triệu cổ phiếu và cũng là phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp.

Các cổ phiếu được kỳ vọng hưởng lợi từ xu hướng đầu tư công như KSB, DHA, HPG, CII, HT1 cũng tăng điểm khá tốt. Bên cạnh đó, dòng tiền cũng hướng tới các cổ phiếu dầu khí PVS, PVD, PVB, PVT…

Tại thời điểm 10h5’, chỉ số VN-Index tăng 2,99 điểm (0,33%) lên 912,9 điểm; HNX-Index tăng 0,97% lên 136,22 điểm và UPCom-Index tăng 0,35% lên 62,57 điểm. Thanh khoản toàn thị trường duy trì ở mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 2.100 tỷ đồng.

Giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi họ mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị 20 tỷ đồng, lực mua tập trung vào HSG, VPB, HPG…

===============================

Trong báo cáo mới được công bố, CTCK KIS cho rằng mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 có thể tiết lộ nhiều con số ấn tượng nhưng việc này khó bất ngờ khi tăng trưởng GDP quý 3 được công bố vài ngày trước. Và mức tăng 10% của VN-Index có thể đã phản ánh sự phục hồi của thu nhập của doanh nghiệp. Ngoài ra, KIS cũng không kỳ vọng sẽ có chính sách quan trọng nào được ban hành trong kỳ họp thứ 10 của Quốc hội từ ngày 19 – 28/10.

Cũng theo KIS, mặc dù VN-Index đã vượt ngưỡng 900, nhưng diễn biến giằng co đang cho thấy tâm lý thận trọng của cả bên mua và bên bán. Không bên nào đủ quyết tâm để đẩy VN-Index lên hoặc xuống rõ rệt, có thể là do dữ liệu kinh tế đang cho thấy sự phục hồi yếu ớt. Trong khi đó, như đã đề cập ở trên, KIS cho rằng hai mối lo ngại chính bao gồm nợ cơ cấu lại gia tăng và FDI thu hẹp sẽ khiến các nhà đầu tư phải suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện giao dịch trong thời gian tới.

Do đó, mặc dù kỳ vọng đà tăng hiện tại của thị trường sẽ tiếp tục từ giờ cho đến cuối năm (do chỉ số VN-Index đang giao dịch ở mức định giá P/E là 15x, thấp hơn 16x vào cuối năm 2019, trong khi lãi suất thấp hơn), tuy nhiên, KIS đánh giá tốc độ tăng sẽ chậm hơn và chiến lược giao dịch theo vùng giá hẹp có thể phù hợp hơn trong thời điểm hiện tại.

Minh Anh

Theo Trí thức trẻ