Gói hỗ trợ kinh tế 1,75 nghìn tỷ USD của chính phủ Mỹ tập trung vào những nội dung gì?

Gói hỗ trợ kinh tế 1,75 nghìn tỷ USD của chính phủ Mỹ tập trung vào những nội dung gì?

Tổng thống nói với chính trị gia Đảng Dân chủ rằng tương lai của ông và chính họ phụ thuộc vào việc chuyển được khung chính sách mới nhất sang thành luật áp dụng vào cuộc sống.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra khung chương trình nghị sự chính sách kinh tế cho các chính trị gia Đảng Dân chủ vào ngày thứ Năm, bản kế hoạch này của ông tạm thời đón nhận sự tán thành trong đảng, tuy nhiên, vẫn còn nhiều chi tiết cần phải được hoàn thiện.

Theo Bloomberg, Tổng thống Biden đã trì hoãn chuyến công du châu Âu nhằm ở lại Mỹ kêu gọi sự ủng hộ trong nội bộ đảng của ông đối với chương trình kích thích kinh tế quy mô 1,75 nghìn tỷ USD, thu hẹp đáng kể với đề xuất 3,5 nghìn tỷ USD. Ngay cả khi mà chính trị gia Đảng Dân chủ chào đón gói hỗ trợ kinh tế này như bước đột phá sau nhiều tháng, vẫn có nhiều ý kiến không hài lòng khi chương trình đã loại bỏ đi nhiều ưu tiên hỗ trợ trước đó.

Phát biểu trước Hạ nghị sỹ Đảng Dân chủ Mỹ trong cuộc gặp mới đây nhất, ông Biden nói: “Tôi nghĩ sẽ hoàn toàn không có gì thái quá nếu nói rằng phần đông tương lai chính trị của Hạ viện và Thượng viện Mỹ cũng như chính nhiệm kỳ Tổng thống của tôi sẽ được quyết định bởi những gì xảy ra trong tuần tới”.

Khi mà sau đó ông Biden rời khỏi các cuộc gặp thượng đỉnh tại châu Âu, Hạ nghị sỹ Đảng Dân chủ công bố dự thảo nhằm áp dụng kế hoạch mới, tuy nhiên sau đó điều chỉnh nó sang tuần sau. Nhìn chung sẽ phải mất vài ngày hoặc thậm chí vài tuần trước khi dự thảo này được thông qua thành luật.

Nhiều chính trị gia cấp tiến trong Hạ viện Mỹ ủng hộ chương trình thuế và chi tiêu 1,75 nghìn tỷ USD của ông Biden tuy nhiên họ vẫn còn băn khoăn với gói phát triển hạ tầng 550 tỷ USD của ông.

Kế hoạch phát triển kinh tế của ông Joe Biden, được biết đến với cái tên Build Back Better, có bao gồm trong đó những điều khoản về chính sách mà chính trị gia Đảng Dân chủ gọi là chưa từng có tiền lệ để ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu, giáo dục miễn phí trên toàn quốc cho trẻ em 3 và 4 tuổi, trợ cấp phần lớn chi phí nuôi con cho người Mỹ cũng như việc tạo ra hoặc mở rộng chương trình phúc lợi xã hội khác.

Để có tiền chi tiêu cho chương trình được biết đến với cái tên “Build Back Better” này, chính phủ Mỹ sẽ có biện pháp tăng thuế để huy động nguồn thu ước tính 2 nghìn tỷ USD.

Trong những ngày gần đây, thị trường chứng khoán Mỹ không ngừng tăng điểm sau thông tin lợi nhuận cao của một số doanh nghiệp Mỹ. Phần lớn doanh nghiệp thuộc chỉ số S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh cao vượt kỳ vọng của các chuyên gia, so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận doanh nghiệp tăng ước tính khoảng 35% trong quý gần nhất, theo số liệu của Refinitive.

Kết quả kinh doanh từ nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ như Tesla hay Johnson & Johnson trong suốt cuối tuần qua cho thấy giới điều hành doanh nghiệp đã có thể tránh được tác động từ cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng và vẫn kinh doanh tốt. Nhiều doanh nghiệp đã đẩy phần chi phí tăng thêm về phía người tiêu dùng.

Trong tuần qua, biến động bất ổn trên thị trường chứng khoán suy giảm mạnh, nhà đầu tư đổ thêm nhiều tiền vào thị trường và đẩy các chỉ số lên mức cao. Chỉ số CBOE, chỉ số đo biến động của thị trường chứng khoán Mỹ, đóng cửa ở mức 15 điểm, thấp nhất tính từ tháng 2/2020. Một số nhà đầu tư trong thời gian gần đây đã tìm đến thị trường quyền chọn nhằm tận dụng cơ hội kiếm tiền từ thị trường chứng khoán với kỳ vọng rằng đà tăng điểm của thị trường sẽ tiếp tục cho đến cuối năm.

Dù rằng bối cảnh thị trường thời gian gần đây khá ổn định, tuy nhiên có những diễn biến lớn với các cổ phiếu đơn lẻ hoặc giá cả một số loại tài sản.

Nhà đầu tư trong thời gian gần đây đã đổ tiền vào bitcoin, giá bitcoin vì vậy lên cao nhất tính từ khi bitcoin ETF bắt đầu giao dịch. Giá dầu tăng quá cao. Giá dầu Brent đã tăng được 9 phiên liên tiếp và như vậy ghi nhận chuỗi tăng mạnh nhất tính từ năm 1999 lên 85,53USD/thùng – sát mức cao của năm.

Theo Trung Mến

Nhịp sống Việt