SSI Retail Research: Dòng tiền tìm đến Nga, giảm rút vốn tại ASEAN

SSI Retail Research: Dòng tiền tìm đến Nga, giảm rút vốn tại ASEAN

Việc giảm quy mô rút vốn tại các nước ASEAN có thể đến từ việc trước đó NĐTNN đã rút vốn đủ và giờ họ tạm thời dừng lại để đánh giá thêm. FED sẽ đưa ra quyết định của mình trong tuần này.Nước Nga có vĩ đại?Báo cáo của SSI Retail Research cho thấy, trong những ngày thị trường tài chính toàn cầu xáo trộn mạnh, có một quốc gia đang dần trỗi dậy, đó là nước Nga. Cục diện đã thay đổi khi Donald Trump thay đổi chính sách thân thiện hơn với Nga, đảo ngược chính sách cứng rắn của Obama và phương Tây trước đây. nMột biểu hiện cho sự thay đổi đó là chỉ 3 tuần sau khi Donald Trump thắng cử, các nước OPEC đã đạt được bước tiến quan trọng trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu. Điều mà Nga đã nỗ lực liên tục từ đầu năm mà không thành. nGiới đầu tư tài chính rất nhạy với những biến chuyển này. Cùng lúc dòng tiền ồ ạt quay về Mỹ, một lượng không nhỏ đã tìm đến Nga. nSố liệu thống kê của SSI Retail Research cho biết tính từ đầu năm đến trước bầu cử tổng thống Mỹ, dòng vốn đi ra tại Nga là 551 triệu USD. Sau bầu cử, dòng tiền vào nhanh chóng trở lại và chỉ trong 4 tuần, Nga đã có 704 triệu USD dòng vốn vào. Trong khi đó, ba nước còn lại trong khối BRIC lại không may mắn được như vậy. Trung Quốc, Ấn độ và Brazil có dòng vốn ra lần lượt 854 triệu USD, 46 triệu USD và 438 triệu USD trong 4 tuần. n  n  n  n  n  nSự hào hứng của giới đầu tư với Nga là hoàn toàn có lý nhưng nếu nhìn một cách kỹ lưỡng, nước Nga còn nhiều vấn đề mà sự ấm lên trong quan hệ với Mỹ không chắc có thể cải thiện được những vấn đề đó. Tồn tại lớn nhất, đó là kinh tế Nga phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ. Từ khi Putin lên làm tổng thống năm 2000, sản lượng dầu mỏ của Nga đã tăng từ 6 triệu thùng/ngày lên 11,2 triệu thùng/ngày, biến Nga trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. nNgân sách của Nga năm 2014 có một nửa đến từ dầu mỏ và hiện tại nó vẫn chiếm 37% dù giá dầu giảm chỉ còn 1/3. 16 năm là một thời gian rất dài, đủ để tiến hành mọi cuộc cải cách nhưng Putin đã không hoặc không đủ khả năng thực hiện. Trong khi đó chi phí quân sự của Nga lại chiếm tỷ trọng cao trong chi ngân sách. 10 tháng 2016, chi phí quân sự chiếm tới 19,5% tổng chi ngân sách của Nga. Phụ thuộc vào dầu mỏ trong khi gia tăng các hoạt động quân sự, tương lai của nước Nga sẽ biến động cùng với giá dầu cũng như quan hệ với Phương Tây. nVề giá dầu, cũng không thể chắc chắn chỉ có 1 chiều lên khi các nước trong và ngoài OPEC đều có truyền thống phá vỡ cam kết do mâu thuẫn chính trị và tranh giành thị phần. Nếu giá dầu lên trở lại 60 USD/thùng, 1 yếu tố không thể xem thường nữa là dầu đá phiến của Mỹ. Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đã tăng thêm 143 nghìn thùng/ngày kể từ tháng 9, đẩy sản lượng chung toàn nước Mỹ tăng thêm 230 nghìn thùng/ngày. Nếu giá dầu chỉ dừng lại ở nDòng tiền ra tại ASEAN hạ nhiệt, xu hướng hay tạm thời?NĐTNN đã chuyển sang mua ròng tại Thái Lan và Philippines trong khi giảm bán ròng tại Indonesia và Việt nam. Điều này đã giúp chỉ số chứng khoán của Thái Lan, Philippines và Indonesia tăng điểm còn Việt Nam chỉ giảm nhẹ. Trong các ETF tại ASEAN, ETF tại Thái Lan tăng được chứng chỉ quỹ, còn Indonesia và Việt Nam vẫn bị giảm chứng chỉ quỹ. nVNM ETF đã dừng rút chứng chỉ quỹ nhưng DB ETF lại bị gia tăng rút vốn. Tổng số chứng chỉ quỹ mà DB ETF bị rút trong tuần là 830 nghìn CCQ, tương đương 17,3 triệu USD (tuần trước đó bị rút 12,8 triệu USD).

ECB được dự báo sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất cho đến ít nhất nửa đầu năm 2017 nhưng lợi tức trái phiếu chính phủ của Đức đã liên tiếp tăng. Hiện tại lợi tức TPCP kỳ hạn 10 năm của Đức đã tăng lên 0,4%, mức cao nhất kể từ tháng 1/2016.

Nguồn: Finansia Syrus, SSI Research

Việc giảm quy mô rút vốn tại các nươc ASEAN có thể đến từ một nguyên nhân đơn giản, đó là trước đó NĐTNN đã rút vốn đủ và giờ họ tạm thời dừng lại để đánh giá thêm. Trong tuần này, FED sẽ họp và quyết định về lãi suất. Khi việc nâng lãi suất là chắc chắn, thị trường sẽ trông chờ nhiều hơn vào những phát biểu và báo cáo của FED về triển vọng kinh tế cũng như cái nhìn của các thành viên FOMC về lãi suất. nTổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đang không có thiện cảm với chủ tịch Janet Yellen và trong các phát biểu trước bầu cử, Donald Trump cho rằng việc FED giữ lãi suất thấp xuất phát từ động cơ chính trị. Nhiều khả năng FED sẽ có chủ tịch mới, cùng với đó nhiều thành viên trong FOMC sẽ được thay thế. Hiện tại, giới phân tích đang nghiêng về khả năng Donald Trump sẽ gây ảnh hưởng để các thành viên theo hướng “thắt chặt” sẽ có mặt nhiều hơn trong FOMC. Vì những lẽ này, những phát biểu của FED trong tháng 12 rất có thể sẽ gây bất ngờ cho thị trường. nSau lần nâng lãi suất vào tháng 12/2015, thị trường đánh giá khả năng nâng lãi suất tiếp theo là tháng 3/2016. Điều này đã khiến dòng vốn ra qua các ETF ở ASEAN tăng nhanh trong tháng 1/2016. nKhi khủng hoảng di cư nổ ra ở Châu Âu vào tháng 2, thị trường ngày càng đẩy xa khả năng FED nâng lãi suất giúp dòng vốn ra giảm bớt trong các tháng tiếp theo. Điều tương tự sẽ khó lặp lại sau tháng 12/2016. Kinh tế Châu Âu dù có chấn động vì khủng hoảng ngân hàng Italia thì cũng khó ảnh hưởng đến quyết định nâng lãi suất của FED. Biến số quan trọng thứ 2 mà FED còn chờ đợi là lạm phát gần như chắc chắn sẽ tăng. Biến số còn lại là lao động lại đang ở trạng thái rất tốt. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 11 của Mỹ đã giảm xuống 4.6%, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2007. nTheo ndh.vn n