Thay đổi nhiều lãnh đạo ngân hàng nhân mùa đại hội cổ đông
Các ngân hàng rục rịch chuẩn bị tổ chức Đại hội cổ đông thường niên nhằm bầu ra hội đồng quản trị mới. Cuộc chạy đua để trở thành ứng viên đang nóng bỏng ở nhiều ngân hàngTháng 4/2017, một loạt ngân hàng thương mại cổ phần sẽ tiến hành Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) theo thông lệ. Bên cạnh các vấn đề như kế hoạch lợi nhuận, tăng vốn, cổ tức, nợ xấu,… thì câu chuyện bầu nhân sự cấp cao là đề tài nóng và thu hút sự chú ý của giới đầu tư tài chính. nViệc bầu các thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ nhằm kiện toàn bộ máy điều hành. Hiện nhiều ngân hàng đã công bố kế hoạch này như Sacombank, Eximbank, Vietcombank, BIDV, SHB,… nBIDVKể từ khi ông Trần Bắc Hà về hưu và thôi đại diện 40% phần vốn Nhà nước tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vào đầu tháng 9/2016 thì vị trí Chủ tịch HĐQT của nhà băng này vẫn bỏ trống. nMới đây, BIDV đã thông báo sẽ tổ chức ĐHCĐ vào ngày 22/4 sắp tới. Hiện, ông Trần Anh Tuấn, Thành viên HĐQT vẫn đang phụ trách điều hành hoạt động của HĐQT kể từ khi ông Hà về hưu. Vì vậy, ĐHCĐ chính là dịp để kiện toàn bộ máy của nhà băng này. nKhác với nhiều ngân hàng khác, tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại BIDV vẫn rất lớn, 95,28%. Vì thế, để ngồi ‘ghế nóng’ Chủ tịch HĐQT, vị này phải được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho là người đại diện phần vốn nhà nước. n
Nợ xấu các ngân hàng tính đến hết tháng 9/2016. Đồ họa: Phương Diệp
VietcombankLà nhà băng chú trọng đến công tác quản trị điều hành, có tốc độ phát triển khá ổn định và tỷ lệ nợ xấu khá thấp khi quyết liệt trích lập dự phòng trong vài năm qua, vì thế, câu chuyện nhân sự tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) không gây ồn ào như các ngân hàng khác. nNhà băng này dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2017 vào ngày 28/4. Đơn vị sẽ trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm và bầu bổ sung 3 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2013 – 2018. nNgày 28/3, ngân hàng này phát đi thông báo cổ đông nào nắm giữ 10% vốn điều lệ trong 6 tháng liên tiếp có thể ứng cử, đề cử trước ngày 11/4. Hiện Vietcombank có 2 cổ đông lớn sở hữu trên 10% là Mizuho Bank 15% và NHNN 77,11%. nVới số lượng 7 thành viên HĐQT hiện tại và quy định cho phép số lượng thành viên HĐQT tối đa của ngân hàng là 11 người nên số lượng thành viên HĐQT bị miễn nhiệm có thể ít hơn 3 người. n
Quang cảnh náo loạn tại ĐHCĐ năm 2016 của Eximbank. Ảnh: Việt Dũng
Tranh giành ghế nóng ở Eximbank có đi đến hồi kết?Vài năm trở lại đây, câu chuyện nhân sự cấp cao tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) trở thành đề tài bàn tán xôn xao trong giới đầu tư tài chính khi các nhóm cổ đông lớn không tìm được tiếng nói chung và mâu thuẫn kéo dài. nChính vì vậy, năm ngoái, ngân hàng này đã phải tổ chức 2 lần ĐHCĐ thường niên nhưng đều bất thành. Dự định tổ chức ĐHCĐ bất thường sau đó của nhà băng cũng buộc phải tạm hoãn để chờ NHNN phê duyệt đề án tái cơ cấu. nNăm 2017, nhà băng này công bố kế hoạch tổ chức ĐHCĐ rất sớm nhằm nhận đầy đủ hồ sơ để NHNN phê duyệt các ứng viên đáp ứng đủ điều kiện trước khi cổ đông bầu chính thức vào ngày 21/4 sắp tới. nEximbank hiện có 8 thành viên HĐQT và dự kiến bầu bổ sung thêm 3 thành viên. Các tin đồn trên thị trường cho rằng có thể cả Tập đoàn Âu Lạc, Nam Á Bank đều muốn đưa nhân sự của mình vào, bên cạnh 2 cổ đông lớn khác là Vietcombank và Sumitomo. nTính đến ngày 6/3, thời hạn kết thúc nhận hồ sơ ứng cử viên, Eximbank cho biết đã nhận được 3 hồ sơ của 3 ứng cử viên dự kiến bổ sung vào HĐQT. nTrước đó vào cuối năm 2015, ông Lê Minh Quốc và Ngô Thành Tùng là đại diện của Tập đoàn Âu Lạc được cổ đông bầu vào HĐQT, sau đó ông Quốc giữ chức Chủ tịch HĐQT của Eximbank đến nay. nÔng Đặng Văn Thành – Người sáng lập Sacombank trở lại?Cũng tổ chức vào ngày 28/4 nhưng ĐHCĐ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – STB) năm nay đặc biệt được quan tâm và hiện là cuộc chạy đua quyết liệt giữa các nhóm nhà đầu tư có tiềm lực tài chính để nắm quyền chi phối ngân hàng này. nNgày 24/2, NHNN đã ra quyết định chấm dứt vai trò quản trị, điều hành của ông Trầm Bê và ông Trầm Khải Hòa tại Sacombank. Đồng thời ông Trầm Bê và những người có liên quan phải ủy quyền cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thuộc NHNN toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ nhằm khắc phục hậu quả sau khi Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern bank) sáp nhập vào Sacombank tháng 10/2015. nGia đình ông Trầm Bê sở hữu 179 triệu cổ phiếu tại Sacombank, tương ứng với tỷ lệ gần 9,5% vốn điều lệ. n
ông Đặng Văn Thành có thể trở lại ngân hàng Sacombank sau 5 năm rời khỏi đây. Ảnh: Nhịp cầu Đầu tư.
Theo quan điểm của NHNN, nhà đầu tư nào muốn tham gia đề án tái cơ cấu Sacombank thì ngoài việc có năng lực tài chính mạnh để mua cổ phần còn phải có tiền thật để tăng vốn điều lệ nhằm xử lý những vấn đề đang tồn tại ngân hàng này. nHiện tại đã xuất hiện 2 nhóm nhà đầu tư đánh tiếng với NHNN sẵn sàng tham gia vào quá trình tái cơ cấu Sacombank. Đó là Novaland Group và một nhóm nhà đầu tư gồm có: Evercore Group, Redsun Capital Limited và ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Thành Thành Công nTập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) do ông Bùi Thành Nhơn làm Chủ tịch HĐQT là một tập đoàn bất động sản lớn tại TP.HCM. Novaland có vốn điều lệ 7.000 tỷ đồng và đã niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với giá trị vốn hóa thị trường lên tới 40.000 tỷ đồng. nCòn nhóm nhà đầu tư do ông Đặng Văn Thành dẫn đầu lại có lợi thế lớn vì có nhà đầu tư nước ngoài là Evercore Group, bên cạnh đó là công ty chuyên tư vấn M&A Redsun Capital Limited và Tập đoàn Thành Thành Công hậu thuẫn. nCả hai nhà đầu tư này đều được đánh giá có năng lực tài chính và đều có tham vọng giành quyền chi phối Sacombank. Tuy nhiên, việc ông Đặng Văn Thành – cha đẻ của Sacombank muốn quay trở lại nhà băng mà ông dồn nhiều tâm huyết trước khi rời khỏi vào năm 2012 được đánh giá là có những lợi thế nhất định trong cuộc chạy đua này. nNgoài ra, một loạt các ngân hàng cũng có kế hoạch tổ chức ĐHCĐ bầu mới hoặc bổ sung hội đồng quản trị như SHB, TPBank, HDbank, SCB,… nThời gian còn lại chưa đầy một tháng để các ngân hàng tiến hành ĐHCĐ vì vậy cuộc chạy đua nhằm hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để trở thành ứng viên và được bầu vào HĐQT sắp tới được dự báo sẽ trở nên quyết liệt. nTrao đổi với Zing.vn, một chuyên gia tài chính cho biết lãnh đạo các ngân hàng, đặc biệt là nhân sự cấp hội đồng quản trị – những ông chủ ngân hàng cần phải sớm được ổn định và định hình. Bởi vì hội đồng quản trị là nơi vạch ra các đường lối phát triển, tập trung ổn định cơ cấu tổ chức, công tác quản trị để các nhà băng có thể phát triển và thực hiện các mục tiêu về tái cơ cấu ngành ngân hàng mà NHNN đặt ra. nTheo Zing.vn n