Vàng tuần 10-14/11: Tiếp tục bị USD ép giá

Vàng tuần 10-14/11: Tiếp tục bị USD ép giá

(ĐTCK) Tuần tới, thị trường sẽ dành sự chú ý cho những dữ liệu kinh tế đến từ châu Âu và Trung Quốc và có thể chúng sẽ làm sâu sắc thêm sự phân hóa về chính sách tiền tệ giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới.
Điều đó có thể hỗ trợ đồng USD tiếp tục tăng giá và gây áp lực lên vàng, khiến kim loại này có thể quay đầu giảm trở lại sau khi đã bật tăng hôm thứ Sáu tuần trước. nGiá vàng giao tháng 12 đã tăng mạnh hôm thứ Sáu, chốt tuần ở mức 1.169,80 USD/ounce trên sàn Comex, tuy nhiên vẫn giảm nhẹ 0,09% so với cuối tuần trước đó. nCác thành viên thị trường trong khảo sát của Kitco News vẫn bi quan về giá vàng. Chỉ có 6 trong số 23 người trả lời khảo sát đoán giá vàng tăng trong tuần này, trong khi có 14 người đoán giá giảm và 3 người đoán giá đi ngang. n 

Vàng đã tăng trở lại sau khi chạm mức thấp 4 năm rưỡi đêm trước thứ Sáu, khoảng 1.130 USD/ounce. Giới phân tích cho rằng, một loạt yếu tố bao gồm hoạt động mua đóng trại thái khống sau báo cáo bảng lương phi nông nghiệp Mỹ, đồng USD quay đầu giảm và hành động quân sự leo thang ở Ukraine đã giúp vàng vượt lên trên ngưỡng kháng cự 1.160 USD/ounce. n  nBộ Lao động Mỹ cuối tuần qua thông tin rằng, nền kinh tế nước này đã tạo ra 214.000 việc làm mới trong tháng 10, với tỷ lệ thất nghiệp giảm 0,1 điểm phần trăm xuống còn 5,8%. Con số này thấp hơn mức dự báo 230.000 việc làm. n“Nhìn chung, báo cáo việc làm như thế vẫn là OK. Tôi không nghĩ rằng nó làm thay đổi triển vọng của chúng ta về nền kinh tế”, Rob Haworth, Chiến lược gia đầu tư cao cấp của U.S. Bank Wealth Management, nói. nBảng lương này có thể khiến Fed do dự khi quyết định tăng lãi suất, đặc biệt khi mức tăng tiền công vẫn thấp, Haworth nhìn nhận. “Ở thời điểm này, khả năng Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng 3 tới là thấp”, Haworth nói. nRobin Bhar, Trưởng bộ phận nghiên cứu kim loại của Societe Generale, nói rằng, nếu các dữ liệu kinh tế từ châu Âu và Trung Quốc được công bố trong tuần này yếu, chúng sẽ nhấn mạnh thêm bức tranh tương phản giữa Mỹ và các khu vực này và hỗ trợ đồng USD. n  nVàng SJC bật lên trên 35 triệu đồng/lượngTại thị trường trong nước, giá vàng SJC tuần qua cũng giảm mạnh theo giá vàng thế giới, nhưng chủ yếu ở đầu tuần, sau đó giữ mức sát dưới 35 triệu đồng/lượng trong hầu hết thời gian của tuần, bất chấp giá vàng thế giới giảm thêm. Điều này khiến giá vàng trong nước có lúc cao hơn giá vàng thế giới quy đổi (không bao gồm chi phí nhập khẩu) đến 5,8 triệu đồng/lượng, tương đương 16,8% giá quy đổi. nĐến những giờ cuối cùng của tuần qua, giá vàng SJC đã tăng lại theo giá vàng thế giới, nhưng chậm hơn, giúp thu hẹp chênh lệch xuống còn khoảng 5 triệu đồng/lượng. Cụ thể, chốt tuần, giá vàng SJC là 35,12 – 35,24 triệu đồng/lượng, so với giá vàng thế giới quy đổi là 30,18 triệu đồng/lượng. n 

Giá vàng PNJ chốt tuần qua ở mức 30,88 – 31,08 triệu đồng/lượng, giảm 1.170.000 đồng/lượng so với cuối tuần trước đó. Như vậy, giá vàng PNJ chỉ cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 1 triệu đồng/lượng. n  n  nUSD dao động ở mức caoTuần qua, giá USD tương đối ổn định trên cả thị trường tự do và ngân hàng. Cụ thể, giá USD tự do sau khi tăng 20 đồng trong ngày đầu tuần thì chỉ một lần giảm 10 đồng trong ngày 6/11 rồi giữ đến hết tuần ở mức 21.340 – 21.370 đồng/USD. Giá USD do Vietcombank niêm yết tăng 15 ngày đầu tuần, giảm hai lần trong tuần, nhưng chốt tuần tăng lại mức 21.270 – 21.320 đồng/USD. n 

Các ngoại tệ khác toàn bộ giảm. Trong đó, JPY giảm mạnh nhất với -3,16%; tiếp theo là AUD với -2,23%; CAD với -1,81%; EUR với -1,14%… n  nJPY tăng mạnh nhất so với VND do giảm mạnh so với USD trên thị trường quốc tế sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật tuyên bố tăng cường nới lỏng định lượng để kích thích kinh tế. Theo đó, trên thị trường quốc tế, cặp USD/JPY chốt tuần qua ở mức 114,61, tăng so với mức 109,33 cuối tuần trước đó. n